Hướng dẫn xử lý khi điện gia đình bị chập cháy

Trong quá trình sử dụng điện thì chắc chắn bạn đã ít nhất 1 lần gặp phải sự cố chập cháy điện. Khi gặp phải tình huống đó, nhiều người sẽ không biết phải xử lý như thế này. Để giúp các bạn có được kỹ năng cơ bản để ứng phó nhanh khi gặp sự cố chập cháy điện. EvnBamBo sẽ chỉ ra những nguyên nhân gây chập cháy điện để bạn có thể hạn chế và các xử lý nhanh chóng, an toàn.

 

Hướng dẫn xử lý khi điện gia đình bị chập cháy

Nguyên nhân gây chập cháy điện

  • Tự ý lắp đặt thêm đồ dùng, tiết bị điện có công suất tiêu thụ lớn như điều hòa nhiệt độ, bình nóng lạnh, siêu điện, bếp điện… mà quên rằng những thiết bị này trước khi lắp đặt chưa được tính toán đến. Vì thế công suất tiêu thụ điện dẫn tới quá tải, chập mạch.
  • Đấu nối dây điện tùy tiện, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật điện
  • Tiết diện của dây dẫn bé, không đủ để truyền tải dòng điện tới các thiết bị, dụng cụ điện mà nó cung cấp. Đường dây dẫn điện không được kiểm tra, thay thế kịp thời khi bị lão hóa.

 

Nguyên nhân chập cháy điện

  • Sử dụng dây điện không an toàn:  ấm nước để quên trên bếp điện dẫn tới cạn nước dẫn tới hiện tượng nhôm chảy lỏng, dễ dây chập điện hoặc ở gần các chất dễ cháy, dễ gây cháy nhà hoặc ở gần những thiết bị điện khác đang bật. Mặc dù có bọc cách điện an toàn nhưng nếu hoạt động kéo dài cũng rất dễ phát lửa gây cháy. Khi bạn ủi đồ mà quên rút điện, để bàn ủi tiếp xúc với nguồn nhiệt và vải cũng là nguyên nhân gây cháy.
  • Lắp đèn chiếu sáng sát trần, sát cách cũng là nguyên nhân gây chập cháy vì dèn không chỉ đốt nóng trực tiếp mà nguồn nhiệt có thể là bức xạ nhiệt từ đèn cũng gây cháy. Đa số các thiết bị chiếu sáng hiện nay là đèn huỳnh quang, halogen có chấn lưu, biến áp. Bởi khi bạn lắp đèn sát trần và sát vách mà làm bằng những vật liệu dễ cháy thì rất nguy hiểm.
  • Cháy do hồ quang điện: hồ quang điện là 1 dạng phóng điện trong không khí. Nó có sức nóng lên tới 6000 độ C. Hồ quang điện thường thấy khi hàn điện, đóng mở cầu dao điện.
  • Cháy do bị sét đánh
  • Các thiết bị không được kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên như quạt điện, dẫn tới bị cản chiều quay. Điện năng không biến thành cơ năng được mà chuyển thành nhiệt năng khi bụi thấm dầu nhớt. Bên trong và lớp vỏ nhựa bên ngoài là vật liệu dễ cháy và ở nhiệt độ cao.

Các thương hiệu dây điện uy tín

Các biện pháp ngăn ngừa – ứng phó khi bị chập cháy điện

 

Nguyên nhân dây điện bị chập cháy

Khi lắp đặt hệ thống điện cần tính toán, thiết kế đúng tiêu chuẩn, khi mắc thêm các thiết bị điện cần tính toán cho phù hợp để tránh quá tải điện.

Đặt aptomat hoặc cầu dao điện tổng cho đường dây điện chính chủ trong nhà và đương dây phụ cho từng tầng, từng phòng và cho từng thiết bị điện có công suất lớn. Đặt thiết bị bảo vệ trước từng ổ cắm điện, dây chảy của cầu chì cần đúng tiêu chuẩn và phù hợp với công suất sử dụng. Đảm bảo nếu có chạm, chập điện thì dây chảy phải nổ, và cắt ngay nguồn điện. Không sử dụng giấy bạc hoặc dây  kim loại khác khác không phù hợp để thay thế dây chảy cầu chì, câu dao hay aptomat bị hỏng.  Trang bị máy ổn áp để tránh gây cháy nổ do quá dòng, quá áp.

Tiết diện dây dẫn cần được chọn sao cho đủ khả năng tải dòng điện tới các thiết bị, dụng cụ mà nó cung cấp. Các dây điện nối vào phích cắm, đui đèn, máy móc cần đảm bảo độ bền và gọn, điểm nối vào mạch rẽ 2 đầu dây nóng và nguội không được trùng nhau. Các điểm nối dây cần đúng kỹ thuật, nếu thấy nơi quấn băng bị khô và cháy sáng thì bạn cần kiểm tra ngay và nối chặt lại điểm nối. Đường dây dẫn điện, các cầu chì, cầu dao không để bị rỉ. Nếu bị rỉ thì nơi rỉ là nơi phát nhiệt lớn. Những nơi cách điện bị chập, nhựa cách điện bị biến màu là những nơi dễ phát lửa khi dòng điện quá tải, cần phải thay dây mới.

Cách xử lý khi có sự cố cháy nổ

 

Không dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ cho các dụng cụ điện công suất lớn vì nó không chịu tải được và dễ gây cháy nổ. Không cắm dây điện trực tiếp lên ổ cắm. Nếu dây dẫn tiếp xúc vào kim loại thì nó sẽ bị ăn mòn. Vì thế, tuyệt đối không dùng đinh, dây thép để buộc, giữ dây điện. Không luôn dây điện qua mái lá, mái tôn, câu mắc điện tùy tiện, để hở các mối nối dây điện.

Những thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà… quá cũ cần kiểm tra thường xuyên để có kế hoạch đại tu hoặc thay thế. Khi không còn nhu cầu sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện nữa hoặc nếu đang sử dụng mà bị mất điện thì bạn cần ngắt ngay các thiết bị ra khỏi nguồn điện (bàn là, lò sưởi điện, bếp điện,…) trên vật liệu không cháy và đúng nơi quy định. Cần phải bảo dưỡng thường xuyên, vệ sinh cho các thiết bị, dụng cụ điện.

Để hạn chế nguy cơ gây cháy khi đun nước bằng siêu điện, khi có còi báo động khi nước sôi. Koogn sử dụng bếp điện để đun nấu khi không có có thời gian trông. Tuyệt đối không để trẻ nhỏ sử dụng các thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà.

Lắp đặt các thiết bị chiếu sáng cần gắn vào các móc treo chuyên dùng. Không treo trực tiếp bằng dây dẫn và không sử dụng vật liệu cháy được như giấy, vairi, nilon,… để bao che bóng điện. Không đặt các chất gây cháy (gas, xăng, dầu, giấy,…) gần các thiết bị, dụng cụ như: đèn, bàn là, bếp điện, ổ cắm điện, bảng điện, tắc ke, chấn lưu đèn huỳnh quang,… Không nên lắp ổ điện trong nhà vệ sinh và nhà tắm để tránh nước vào.

Kiểm tra thường xuyên các đầu nối của hệ thống điện (công tắc, ổ cắm, hộp đấu dây, mối nối trên đường dây) nếu có hiện tượng đánh lửa cần tách chúng ra khỏi nguồn điện và sửa chữa lại chúng. Nếu không sửa được có thể báo cho thợ tới sửa chữa, khi nối dây cần nối sole và quấn băng keo cách điện.

Trước khi ra khỏi nhà cần tắt tất cả các thiết bị tiêu thụ, đồ dùng điện và trước khi đi ngủ cần kiểm tra lại các thiết bị, đồ dùng như đèn, quạt,.. cắt điện đối với các thiết bị điện không cần thiết.

Nguyên nhân cách phòng chống điện giật

Khi hàn xì bằng điện cần đảm bảo an toàn pòng cháy, chữa cháy phải tổ chức che chắn bằng những vật liệu không cháy hoặc di chuyển các vật liệu dễ cháy ra khỏi khu vực hàn cắt (tối thiểu 10m). Không để vảy hàn có nhiệt độ cao tiếp xúc với vật liệu dễ cháy hoặc có biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy và phương án xử lý cháy, nổ.

Nếu bị cháy do sử dụng điện cần nhanh chóng ngắt cầu dao tổng. Nếu đám cháy nhỏ thì dùng các phương tiện chữa cháy tại chỗ để dập nửa. Nếu đám cháy to thì nên báo cho người xung quanh biết, báo cảnh sát PCCC. Tuyệt đối không dùng nước dập lửa khi chưa cắt điện. Mỗi gia đình nên trang bị từ 1 tới 2 bình xịt chữa cháy đa năng để chữa cháy.

Mỗi gia đình nên làm cột thu lôi chống sét và lắp đặt lại đường dây điện để tránh xa những khu vực có cây to.

Bài viết liên quan: 

Cách sửa dây dẫn điện và phích cắm khi bị đứt, hở

Cách chọn dây điện theo công suất thiết bị

Dây cáp điện kém chất lượng có những nguy cơ tiềm ẩn gì?

Facebook Comments Box
Bài viết liên quan
Chat Facebook
Gọi điện