Cách lăp đặt dây cáp điện nổi và chìm

Hiện nay, trong hầy hết mọi công trinh từ dân sinh cho tới công nghiệp đều sử dụng dây cáp điện. Đặc biệt, trong thiết kế xây dựng lớn như trong tòa nhà, bệnh viện, khách sạn,… dây cáp điện không những vô cùng cần thiết, mọi người cần chú trọng tới chất lượng dây cáp điện và đúng theo sơ đồ đã được thiết kế từ trước.  Bài viết sau đây, EvnBamBo sẽ giúp bạn tìm hiểu cách lắp đặt dây cáp diện nổi và chìm. Cùng theo dõi để biết cách lắp đặt đúng chuẩn và an toàn nhé!

Hướng dẫn sửa dường dây điện âm trần

Cách lắp đặt dây cáp điện chìm và nổi

Trong thiết kế hệ thống dây cáp điện, có 2 cách để đi dây điện chủ yếu là đi dây nổi và đi dây chìm. Nhưng, cần phải tuân thủ chặt chẽ những tiêu chuẩn cho cách lắp đặt để đảm bảo ao toàn cho người dùng.

Đi dây cáp điện nổi thông thường  sẽ kém thẩm mỹ và rất rối mắt. Tuy nhiên, hiện nay có ra đời nhiều phụ kiện kèm theo đã có thể khắc phục được phần nào những nhược điểm này.

Ưu điểm của việc thiết kế đi dây nổi:

Kiểm tra dễ dàng đường dây cáp điện khi có sự cố xảy ra. Khi có hiện tượng bị chập điện, đứt dây hay hỏng hóc thì có thể dễ dàng kiểm tra vị trí bị hỏng để kiểm tra, sửa chữa.

Chi phí lắp đặt, thi công thấp. Linh hoạt trong thiết kế, không phụ thuộc nhiều vào thiết kế của công trình.

Lắp đường dây điện đi nổi

Những điểm cần lưu ý khi đi đường dây điện nổi

Trong khi thiết kế, lắp ráp cần chú trọng tới những không gian như nhà bếp, nhà tắm có bình nóng lạnh. Đảm bảo khoảng cách an toàn giữa dây cáp điện và nơi phát sinh điện, lửa, nhiệt.

Cần sử dụng dây có vỏ bọc được làm từ chất liệu bền tốt, có khả nang chống cháy, có thể chịu được công suất lớn. Nhất là những nơi sử dụng thiết bi điện công suất lớn, khu vực đun nấu.

Khoảng cách lắp đặt an toàn của dây cáp điện

  • Lắp cách mặt đất tối thiểu là 2.75 m
  • Cách sàn, bàn, mặt bằng tối thiểu là 2.5m
  • Cách phía trên của ban công tối thiểu là 2.5m
  • Cách phía trên của cửa sổ tối thiểu là 0.5m
  • Cách phía dưới ban công, cửa sổ tối thiểu 1m

Cách đi dây cáp điện chìm

Cách khắc phục dây điện âm trần bị chập

Ưu điểm của hệ thống dây cáp điện chìm

  • Gọn gàng, do không lộ đường dây dẫn nên bạn sẽ không lo bị rối mắt.
  • Sang trọng, đẹp mắt, không gây mất thẩm mỹ cho các công trình sau khi hoàn thành
  • Phù hợp ứng dụng trong các công trình lớn, đòi hỏi không gian thoáng đãng, đẹp mắt và sang trọng như trong các tòa nhà, biệt thự, khách sạn,…
  • Khả năng xảy ra hiện tượng chập điện, hư hại, cháy nổ sẽ thấp hơn. Tuy nhiên không phải là không có.

Bên cạnh những ưu điểm đó, đi dây cáp chìm cũng có vài nhược điểm như:

  • Chi phí lắp đặt cao
  • Phải có thời gian để tính toán, thiết kế đường đi của dây.
  • Cần lựa chọn loại dây, linh kiện, phụ kiện tỉ mỉ để đảm bảo được độ an toàn cho hệ thống
  • Khi có sự cố, quy trình dò tìm và khắc phục sự cố lâu hơn khi đi nổi

Những điểm cần lưu ý khi đi dây cáp điện chìm

  • Những nơi là lớp vữa trát tường, trần nhà, đóng đinh, khoan đục thì không được lắp đặt trực tiếp hệ thống dây cáp điện chìm. Nhất là dây không có hệ thống vỏ bọc bảo vệ.
  • Không được lắp đặt dây cáp điện trong đường ống thông hơi, mái nhà, dưới đất quanh nhà.
  • Với tường chịu lực, nếu bề sâu của rãnh chôn quá 1/3 bề dày của tường khi không được đặt dây.
  • Dây cáp điện xuyên tường vào nhà phải có ống dẫn cách điện, cách nhiệt, có khả năng chống cháy và tránh nước bị ứ đọng.

Hiện nay, dể đáp ứng nhu cầu tính thẩm mỹ và an toàn trong thiết kế, lắp đặt hệ thống điện. Việc đi dây cáp ngầm ngày càng được ưa chuộng hơn so với đi nổi. Tuy nhiên, nếu được tính toán chu đáo, cung với việc được trang bị đầy đủ những phụ kiện hiện đại, dây cáp điện đi nổi vẫn được ứng dụng trong nhiều công trình.

Hiểu được cách đi của 2 dây, cùng với những lưu ý cụ thể trong quá trình lắp đặt sẽ giúp bạn có được hệ thống điện an toàn, tinh tế và có tính thẩm mỹ.

EvnBamBo là đại lý cấp 1 phân phối dây cáp điện nhiều thương hiệu lớn như:

Dây cáp điện Cadisun

Dây cáp điện Cadivi

Dây cáp điện Trần Phú

Facebook Comments Box
Bài viết liên quan
Chat Facebook
Gọi điện