Hướng dẫn thiết kế – lắp ráp tủ điện công nghiệp

Tủ điện công nghiệp là loại tủ điện được sử dụng trong tất cả các ngành công nghiệp và nó cần phải đảm bảo các tiêu chí về độ bền, độ ổn định, tính liên tục và chính xác trong thời gian dài và dưới các môi trường làm việc khác nhau như: ngoài trời, trong nhà máy, xưởng sản xuất, các khu công nghiệp, trung tâm thương mại. Tùy theo yêu cầu kỹ thuật mà tủ điện công nghiệp cần được thiết kế, lắp ráp theo nhiều cách khác nhau. Nhưng nhìn chung lắp ráp tủ điện công nghiệp đạt chuẩn bao gồm các bước sau:

Các bước lắp đặt tủ điện công nghiệp

hướng dẫn thiết kế lắp ráp tủ điện công nghiệp

Tính toán thông số kỹ thuật lựa chọn các thiết bị cần thiết

Khâu tính toán thông số kỹ thuật lựa chọn các thiết bị cần thiết là vô cùng quan trọng, nó giúp bạn có thể lựa chọn đúng được linh kiện, lắp ráp tủ điện công nghiệp chuẩn, đáp ứng nhu cầu giáp phát tính toán đúng dòng, đúng công suất để tránh hiện tượng bị quá tải điện…

Ví dụ: nếu tủ điện phân phối hạ thế thì cần phải xác định số lượng phụ tải, số nhánh cần phân phối để tính toán giá trị của aptomat, dây dẫn… Những giá trị này cần cân đối giữa bài toán kỹ thuật và kinh tế, không lựa chọn giá trị thiết bị quá cao so với nhu cầu cần thiết vì nó ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm khi hoàn thiện.

Lập sơ đồ bố trí thiết bị, sơ đồ nguyên lý hoạt động

  • Thiết kế là khâu vô cùng quan trong trong quá trình sản xuất tủ điện công nghiệp.  Tủ điện công nghiệp cần thiết kế có thể đảm bảo được đầy đủ các tính năng cần thiết nhưng nó cũng cần được tối ưu nhất trong thiết kế để giảm giá vật tư, giá thành tạo thành sản phẩm. Ngoài ra, khi thiết kế bạn cũng cần lưu ý tới quá trình mở rộng và sự thay tổi của hệ thống trang thiết bị trong tương lai.
  • Do tính quan trọng của khâu thiết kế nên chúng ta cần kiểm tra kỹ lưỡng, xem xét kỹ những những tài liệu hướng dẫn lắp ráp tủ điện công nghiệp cho từng loại tủ khác nhau để tránh có những sai sót sau khi hoàn thiện các công đoạn tiếp theo. Điều này có thẻ dẫn tới các quá trình phải làm lại từ đầu toàn bộ.
  • Các phần mềm để thiết kế tủ điện được sử dụng hiện nay như: AutoCAD, AutoCAD Electrical, EPLAN…

 

Các bước lắp đặt tủ điện công nghiệp

Gia công, sản xuất và lắp đặt vỏ tủ

Sau khi đã tính toán, lựa chọn những thiết bị cần thiết để lắp ráp tủ điện công nghiệp, chúng ta cần lựa chọn vỏ tủ điện để chứa các thiết bị đó. Mặt tủ sẽ được gia công các lỗ để gá lắp các thiết bị như đèn báo, đồng hồ, nút nhấn,..Với những loại tủ điện yêu cầu cao về độ chính xác, phức tạp và tính thẩm mỹ thì những lỗ khoan được dập bằng máy CNC công nghiệp. Còn những loại tủ không cần yêu cầu cao thì có thể khoan khoét được bằng tay.

Khi lắp đặt các thiết bị lên vỏ tủ thì ta cần tuân theo những nguyên tắc sau:

  • Các thiết bị như đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị đặt ở phía trên cao.
  • Các thiết bị điều khiển (công tắc, nút nhấn) thì đặt ở phía dưới
  • Cần phân bố các nút nhấn, công tắc cùng điều khiển 1 thiết bị trên cùng 1 hàng (theo hàng ngang hoặc dọc) để vận hành được dễ dàng hơn và giúp tăng tính thẩm mỹ cho tủ, tránh bị lộn xộn.

Lưu ý: Vỏ của tủ điện công nghiệp có những vị trí khoan khoét thoogn với bên ngoài như: quạt gió, vị trí đấu dây ra/ vào tủ điện cần phải làm tám lưới che chắn hoặc chèn đất sét chuyên dụng để tráng cho chuột và công trùng chui vào làm hỏng thiết bị.

Sắp xếp các thiết bị trong tủ điện công nghiệp

Sắp xếp các thiết bị bên trong tủ

Việc sắp xếp các thiết bị điện trong tủ cần dựa vào kinh nghiệm để sao cho hợp lý, đúng cách làm cho tủ điện giảm ảnh hưởng tới độ nhiễu của các thiết bị, tính tết kiệm dây dẫn điện, tăng tính thẩm mỹ, tăng tuổi thọ cho các thiết bị và giúp nó vận hành ổn định hơn.

EvnBamBo chia sẻ kinh nghiệm sắp xếp thiết bị điện theo những nhóm sau:

  • Nhóm thiết bị điểu khiển hay đặt cùng với nhau ở góc phía trên (các rơ le bảo vệ, rơ le trung gian, bộ điều khiển, cảm biến).
  • Nhóm khí cụ điện đóng cắt sẽ đặt cùng 1 hàng phía dưới (aptomat, contactor, khởi động từ).
  • Aptomat tổng (aptomat cấp nguồn cho hệ thống) sẽ đặt ở trung tâm của tủ điện hoặc có thể đặt ở góc cao bên trái sao cho quá trình vận hành có thể thao tác dễ dàng hơn.
  • Cầu đấu đặt ở dưới cùng để quá trình đấu dây của tủ điện được thuận tiện.

Vỏ tủ điện công nghiệp tại Hà Nội

Kinh nghiệm hướng dẫn lắp ráp tủ điện khi đấu dây dẫn điện

  • Dây dẫn giữa các thiết bị điện cần được kết nối một cách khoa học, gọn gàng.
  • Đầu cốt cần phải được phân màu (đỏ, xanh, đen, vàng,…) và cần đánh số thứ tự để có thể kiểm soát dễ dàng và sửa chữa sau này.
  • Dây tín hiệu và dây mạch lực nên được đi vào trong các ông ghen riêng biệt, để càng xa nhau càng tốt.
  • Đối với dây tín hiệu có độ nhạ cao như dây dẫn encoder, dây truyền thông,…thì cần phải trang bị vỏ bọc chống nhiễu.
    Nên đấu dây phần mạch động lực phía trước sau đó mới đấu dây điều khiển. 2 loại dây này phải đi vuông góc với nhau và cần phải tuân theo tiêu chuẩn.

Cấp nguồn, chạy không tải

Sau khi đã đâu dây hoàn tất, ta cần phải kiểm tra kỹ lại hệ thống trước khi cấp nguồn cho tủ điện công nghiệp. Kho cấp nguồn, để tủ điện làm việc không tỉa nhằm phát hiện sai sót trước khi đấu tải vào tủ điện.

 

Trên đây, EvnBamBo sẽ chia sẻ tới các bạn một vài kinh nghiệm cùng kiến thức cơ bản để ắp ráp tủ điện công nghiệp chuẩn nhất. Hy vọng bài viết mang tới những thông tin hữu ích cho bạn.

EvnBamBo chuyên nhận làm tủ điện tạị Hà Nội giá rẻ, chiết khấu cao cho khách hàng. Chúng tôi báo giá nhanh, thiết kế kỹ thuật hoàn hảo, chính xác. Là đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp, mang tới cho khách hàng sự hài lòng về chất lượng và dịch vụ. Sản phẩm có độ ổn định cao, vận hành an toàn và được ứng dụng rộng rãi trong các trạm phát điện, trạm phân phối điện của các khu dân cư, các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp,… Để được tư vấn và báo giá chính xác nhất, hãy liên hệ với chúng tôi ngay bây giờ nhé.

Facebook Comments Box
Bài viết liên quan
Chat Facebook
Gọi điện