Sơn tĩnh điện là gì? Ưu điểm của công nghệ sơn tĩnh điện

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại sơn và công nghệ sơn. Nếu như bạn là người trong nghề thì chắc đã bạn đã biết tới sơn nước, sơn dầu, sơn epoxy hai thành phần. Hay sơn hệ Acrylic 1K, hay PU 2K,… Và hiện nay, người ta ưa chuộng sơn tĩnh điện. Công nghệ này đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta. Nó được ứng dụng phổ biến trong dân dụng và trong các nhà máy xí nghiệp. Trong bài viết này, EvnBamBo sẽ hướng dẫn các bạn tìm hiểu về khái niệm và ứng dụng của nó. Cùng theo dõi ngay bây giờ nhé!

Sơn tĩnh điện là gì

Khái niệm sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện chính là phủ 1 lớp chất dẻo lên bề mặt các chi tiết cần che phủ. Trong sơn tĩnh điện có 2 loại chất dẻo phổ biến đó là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt cứng. Nhựa nhiệt dẻo chính là chất để hình thành lên một lớp phủ mà không cần phải trải qua quá trình biến đổi cấu trúc của phân tử (như polyetylen, polypropylene, nylon, polyvinyclorua và nhựa nhiệt dẻo polyester). Nhựa nhiệt rắn được xếp chéo lại qua nhau tạo ra 1 lớp màng vĩnh cử có khả năng chịu nhiệt và không bị tan chảy lại (epoxy, hybrit, uretan polyester, acrylic, polyester triflycidyl isoyanuric).

Ngoài ra, sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột và khi đưa vào sử dụng nó sẽ được tích 1 loại điện tích dương (+). Khi đi qua 1 thiết bị được gọi là sung sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích điện tích âm (-) để tạo ra hiệu ứng giữa bột sơn và vật được sơn.

Bột sơn tĩnh điện là gì?

Bột sơn tĩnh điện

Bột sơn tĩnh điện chính là nguyên liệu được sử dụng trong công nghệ sơn tĩnh điện bao gồm 3 thành phần đó là nhựa, bột màu và các chất phụ gia khác.

Phân loại bột sơn tĩnh điện

Bột sơn tĩnh điện hiện nay có 4 loại phổ biến đó là: bóng (gloss), mờ (matt), cát (texture), nhăn (wrinkle). Các loại bột sơn được sử dụng được cho cả 2 điều kiện trong nhà và ngoài trời.

Điều kiện bảo quản bột sơn tĩnh điện

Bột sơn tĩnh điện vô cùng an toàn do không sợ cháy nổ ở dạng bột khô và nó không chứa dung môi. Bạn chỉ cần đáp ứng đúng được những điều kiện sau thì có thể bảo quản được bột sơn an toàn và hiệu quả.

  • Để bột ở nơi khô ráo và  thoáng mát
  • Bảo quản ở nhiệt độ dưới 33 độ C
  • Khi chất bột sơn không nên để quá 5 lớp

Ưu điểm của công nghệ sơn tĩnh điện

Ưu diểm công nghệ sơn tĩnh điện

Hầu hết các nhà khoa học trên thế giới đều công nhận 1 điều. Hiếm có 1 công nghệ hiện đại nào được sơn tĩnh điện, được phát minh và đưa vào sử dụng để phục vụ cho mục đích sản xuất. Thay thế cho công nghệ cũ mà lại cho chất lượng cao, hạ được giá thành sản phẩm trong khi chi phí đầu tư vẫn như công nghệ cũ.

Ưu điểm về kinh tế

  • Khi sơn bằng công nghệ sơn tĩnh điện sẽ không cần phải sử dụng tới sơn lót.
  • 99% sơn được sử dụng triệt để, trong quá trình phun sơn, nếu như nó không bám vào sản phẩm thì có thể thu hồi dễ dàng và tái sử dụng cho các lần sau.
  • Tiết kiệm thời gian hoàn thiện sản phẩm
  • Nếu như phun sơn không thể đạt yêu cầu hoặc những khu vực khác ảnh hưởng có thể lau chùi dễ dàng.

Đặc tính sử dụng

  • Do sử dụng hệ thống phun sơn bằng súng tự động nên quy trình sơn có thể được thực hiện tự động hóa dễ dàng.
  • Nếu bột sơn bám lên người có thể lau chùi dễ dàng mà không cần phải dùng dung môi hay chất tẩy rửa để làm sạch.

Chất lượng

  • Có độ bền cao, bóng, mịn tuyệt đối
  • Mặc dù nó tiếp xúc với điều kiện thời tiết khắc nghiệt từ môi trường bên ngoài nhưng cũng không bị han gỉ. Do đó bạn có thể thoải mái để tạo nên những sản phẩm ngoài trời.
  • Có màu sơn đa dạng, phong phú

Ứng dụng của sơn tĩnh điện

Ứng dụng của sơn tĩnh điện

Đặc trưng vốn có của sơn tĩnh điện là nó chỉ phù hợp cho bề mặt kim loại. Vì thế, loại công nghệ sơn này thường được sử dụng trong gia đình mà máy móc, thiết bị công nghiệp. Chúng ta có thể kể tới những ứng dụng của nó như:

  • Sơn kệ sắt thép mạ kẽm
  • Sơn hàng rào sắt thép
  • Sơn cổng sắt cổng nhôm
  • Sơn lò nướng, quạt máy công nghiệp
  • Sơn khung võng kim loại
  • Sơn khung cửa sắt thép
Facebook Comments Box
Bài viết liên quan
Chat Facebook
Gọi điện