Điện là 1 phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, mọi người đều sử dụng chúng hàng ngày mà không cần suy nghĩ vì đã biết nguyên lý hoạt động và cách để bảo vệ bản thân khỏi bị điện giật. Nhưng đối với trẻ nhỏ thì khác. Các bé có thể dễ dàng tiếp cận tới các nguồn điện trong nhà, nghịch các thiết bị điện sinh hoạt vô tư nếu không có sự kiểm soát của người lớn thì rất nguy hiểm. Vì thế, dạy bé cách sử dụng điện an toàn là điều vô cùng cần thiết mà cha mẹ cần phải dạy cho con để bé chơi an toàn khi không có người lớn bên cạnh.
Mối nguy hiểm điện giật
Có nhiều rủi ro về điện xảy ra xung quanh trẻ vì bé có thể chạm vào ổ điện, dây điện bị hở, các thiết bị điện có nguồn điện bị rò rỉ,… dễ dẫn tới nguy cơ bị điện giật hay thậm chí dẫn tới tử vong.
Phần lớn những tai nạn về điện xảy ra là do để bé tiếp cận với những nguồn điện trong nhà, chơi với các thiết bị điện mà người lớn không có mặt, không kiểm soát được. Nhưng, không phải lúc nào bố mẹ cũng túc trực để trông bé. Vì thế, dạy cho bé biết cách sử dụng điện là điều vô cùng cần thiết để bé có thể nhận biết và phòng tránh nguy cơ bị điện giât
Dạy bé cách sử dụng thiết bị điện an toàn
Điều quan trọng trước tiên khi dạy cho bé sử dụng điện là các bậc phụ huynh cần lưu ý. Đó là dạy cho bé cách sử dụng điện chứ không phải là sợ hãi hay tránh xa hoàn toàn. Hãy nói với bé rằng, điện chỉ có thể làm tổn thương tới con nếu như con sử dụng điện sai cách. Và phải chỉ con cách sử dụng điện đúng cách như thế nào:
- Dạy cho con biết điện không phải là một món đồ chơi nên đừng chơi với nó
- Tuyệt đối không bao giờ sử dụng thiết bị điện hoặc rút phích cắm điện từ bất kỳ vị trí nào khi ba mẹ chưa cho phép
- Khi rút điện, tuyệt đối không được nắm vào sợi dây điện để rút mà cần nắm vào phích cắm để rút dây điện ra khỏi ổ cắm.
- Tuyệt đối không bao giờ sử dụng bất kỳ thiết bị điện nào bên bồn rửa, bồn tắm, bể bơi hay khu vực ẩm ướt
- Lau thật khô tay trước khi sử lý các thiết bị điện
- Nếu có có đồ dùng nào chạy bằng điện rơi vào bồn rửa thì không nên lấy nó ra
- Không được chạm vào dây điện bị sứ bằng tay hoặc que kim loại dẫn điện
- Nếu thấy bị chập điện, cháy điện thì cần gọi cho người lớn xử lý.
Do bé còn quá nhỏ, không thể nhớ được hết những nguyên tắc an toàn điện. Vì thế, bạn cần nhắc lại những kiến thức đó được nhắc lại liên tục và rèn luyện thường xuyên để trở thành những kỹ năng. Có thể tìm kiếm và cho con xem những clip liên quan tới việc sử dụng điện an toàn, dùng những hình ảnh trực quan sinh động để các bé nhớ lâu hơn. Không những thế, bạn có thể cho trẻ đứng bên cạnh quan sát khi sử dụng những thiết bị điện cho trẻ thực hành trước sự hướng dẫn của bạn.
Nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện
Không những thế, cha mẹ còn nên tham khảo thêm một số nguyên tắc an toàn khi sử dụng thiết bị điện như:
- Thiết kế các ổ cắm điện âm tường, ổ điện ngoài tầm các bé. Nếu ổ cắm dưới tấp thì cần sử dụng các nắp che ổ điện để ngăn các bé thọc tay vào.
- Một số đồ dùng điện gia dụng như lò vi sóng, ấm đung nước, quạt hay những đồ điện trang trí có kiểu dáng, màu sắc bắt mắt như: đèn ngủ, đèn nháy… thì nên để xa tầm với của trẻ và sau khi sử dụng xong cần cất trên cao.
- Luôn để mắt tới bé, đặc biết là những bé ở độ tuổi từ 0 tới 6 tuổi
- Rút phích cắm, tắt côn tắc, các đồ dùng điện tử khi không sử dụng, cắt dây sạc điện thoại sau khi đã sạc xong để tránh bé nghịch ngợm, cho vào mũi, miệng.
- Kiểm tra hệ thống điện thường xuyên, thay thế các thiết bị đã cũ, hỏng để đảm bảo các thiết bị điện trong nhà an toàn, không bì rò rỉ điện. Dùng các ống luồn dây để cho các đường dây điện được gọn gàng, tránh bị chuột hay vật nuôi cắn, gặm.
- Sử dụng thiết bị ngắt điện khi hệ thống tiếp đất lỗi cho những ổ cắm trong phòng tắm, nhà bếp và sân vườn. Những thiết bị này sẽ giúp phòng ngừa sốc điện ở những khu vực ẩm ướt.
- Sử dụng các loại ổ cắm và phích cắm 3 chấu vì chấu thứ 3 của phích cắm, ổ cắm điện là chấu tiếp đất, giúp an toàn cho người sử dụng nếu không may điện bị rò rỉ.
- Không cho trẻ dùng máy sấy tóc và các thiết bị điện khác trong phòng tắm.
Các bậc phụ huynh cần trang bị cho các bé kỹ năng về an toàn điện để hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn cho các bé. Hãy đảm bảo những kiến thức về an toàn điện bạn dạy cho trẻ được nhắc lại liên tục và rèn luyện thường xuyên để trở thành những kỹ năng.
Sơ cứu khi bé bị điện giật
Khi phát hiện ra trẻ bị điện giật. Lập tức ngắt nguồn điện bằng cách rút dây điện, ngắt cầu dao điện
Sử dụng que gỗ hay chổi, nhựa tách trẻ ra khỏi nguồn điện, không để chân trần, ướt.
Kiểm tra xem trẻ còn thở và mạch còn đập không. Nếu nạn nhân ngừng thở và không có mạch, không được vận chuyển đi nơi khác mà tiến hành:
+ Vỗ mạnh 3 – 5 cái vùng ngực.
+ Sau đó sơ cưu bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt: Với trẻ trên 8 tuổi mỗi phút phải thực hiện 20 lần, trẻ em dưới 8 tuổi mỗi phút thực hiện từ 20-30 lần
+ hoặc ép tim ngoài lồng ngực: Trẻ trên 1 tuổi mỗi phút ép tim khoảng trên 100 lần, trẻ dưới 1 tuổi mỗi phút ép 100-120 lần.
+ Kết hợp ép tim và thở ngạt cứ hà hơi 1 lần lại ép tim 5 lần. Với trẻ nhỏ tránh thổi quá mạnh làm vỡ phổi.
– Sau khi thực hiện các biện phát sơ cứu cơ bản, nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Hy vọng, qua bài viết này bạn sẽ có thể dạy cho bé cách sử dụng thiết bị điện an toàn nhất tại nhà.
Tham khảo một số sản phẩm được ưa chuộng tại EvnBamBo