Tìm hiểu về nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam

Đập tràn nhà máy thủy điện Ankroet

Nhà máy thủy điện đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam

Nói đến nhà máy thủy điện, nhiều người nghĩ ngay tới các cái tên như: nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Na Hang,… Vậy công trình nào là nhà máy thủy điện đầu tiên tại Việt Nam?

Nằm sâu trong thung lũng Dankia – Suối Vàng, thuộc vùng rừng núi ở H.Lạc Dương (Lâm Đồng) tồn tại 1 nhà máy thủy điện trông như một biệt thự cổ giữa rừng thông. Đó là nhà máy thủy điện Ankroet, đây là nhà máy thủy điện đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam.

Nhà máy thủy điện đầu tiên tại Việt Nam

Công trình nhà máy thủy điện Ankroet được khởi công xây dựng từ năm 1942 và được đi vào hoạt động từ năm 1945. Nhà máy phát điện được đưa về Đà Lạt, hòa điện với nhà máy điện diesel Đà Lạt. Nó chủ yếu cung cấp điện cho TP.Đà Lạt, nơi được ví như Paris thu nhỏ của người Pháp tại Việt Nam lúc bấy giờ.

Anh Đinh Viết Hòa (52) tuổi, quản đốc phân xưởng nhà máy thủy điện Ankroet nói rằng hầu hết những tư liệu về nhà máy thủy điện này đã bị thất lạc, chỉ còn lại 2 bản vẽ thiết kế đập bằng tay do người Pháp vẽ từ nước họ rồi gửi bưu điện sang nhà máy là còn được lưu giữ lại.

Thủy điện Ankroet

Công xây lên muôn thuở không quên

Nhìn từ xa thì nhà máy thủy điện Ankroet nhìn như 1 ngôi biệt thự hiền hòa, ẩn mình dưới tán thông xanh ngắt với phong cách giống như nhiều biệt Thự Pháp khác ở xứ sương mù. Sự khác biệt là xung quanh “ngôi biệt thự” này có những nấm mộ vô danh nằm rải rác khiến cho khung cảnh thơ mộng nơi đây đượm vẻ tịch liêu.

Hầu hêt các công trình, hạng mục đều được xây bằng đá chẻ và liên kết bằng mạch vữa. Tại thời điểm đó, việc thi công công trình hầu như sử dụng sức người là chủ yếu. Hàng ngàn lao động là những dân phu từ miền Bắc, miền Trung nước ta đã được người Pháp tuyển mộ đưa vào xây dựng công trình. Công phu nhất đó chính là công trình đường hầm xuyên núi đã được đào thủ công với muôn ngàn hiểm nguy rình rập. Những thiết bị, vật tư nào có thể tháo rời được đều đã được tháo rời. Rồi tận dụng vào sức của dân phu luồn rừng, lội suối kéo, cõng vào. Công việc nặng nhọc, ăn uống kham khổ, dịch bệnh, giá rét,… đã làm cho không ít dân phu phải bỏ mạng trên công trường này, xác họ bị vùi dưới lòng đất quanh nhà máy”. Anh Hòa cho biết.

Nhà máy thủy điện Ankroet Đà Lạt

Vào năm 2005, một đài tưởng niệm đã được dựng lên để ghi nhớ công ơn của những người đã góp công xây dựng, vận hành nhà máy. Vào những dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm ngành, anh em nhà máy đều dọn cỏ, thắp nhang cho các nhấm mộ để nhớ tới tiền nhân. Tấm bia đá dựng trong đài tượng niệm đã ghi rõ 2 câu đối: “ơn góp sức ngàn năm vẫn nhớ/ Công xây nên muôn thuở không quên”.

Địa điểm tham quan thú vị khi tới Đà Lạt.

Nhà máy thủy điện Ankroet

Theo như thiết kế ban đầu của người Pháp, đập hồ Ankroet là đập tự tràn được xây bằng đá chẻ, dài 97m, cao 10m, dung tích hồ chứa 1 triệu m3 nước. Cửa nhận nước là đường hầm xuyên núi dài 536m, hình móng ngựa với đường kính là 1.65m và có giếng thủy áp ở cuối đường hầm 44m (đường kính là 4m). Đường ống thủy lực nối xuống nhà máy bằng thép dài 160m. Tại nhà máy lắp đặt 2 tổ máy, mỗi tổ máy 300 kW, tuốc bin hiệu BELL, máy phát hiệu CEM-LEHAVRE do Mỹ sản xuất.

Vào đầu những năm 1960, để có nguồn điện phục vụ xây dựng thủy điện Đa Nhim (tại huyện Đơn Dương và Sông Pha), nhà máy thủy điện Ankroet được tiến hành cải tạo và nâng cấp để đáp ứng thêm nhu cầu mới.

Đập thủy điện Ankroet

Sau ngày thống nhất năm 1975 thì nhà máy thủy điện Ankroet được tiếp quản. Sở quản lý phân phối điện Lâm Đồng (nay là điện lực Lâm Đồng) quản lý. Qua thời gian, những máy móc cũ, đập tự tràn, đường hầm bị hư hỏng nên dần dần được thay thế, nâng cấp. Cùng với đó thì công nghệ vận hành cũng đã cũ, Nó vận hành bằng tay và bán tự động theo nguyên lý cơ – điện – từ được thay đổi sang công nghệ kỹ thuật số, tự động hóa, điều khiển bằng công nghệ tiên tiến.

Đập Ankroet

Cho tới hiện nay thì nhà máy thủy điện Ankroet là nhà máy thủy điện duy nhất trong nước có đập tràn được xây bằng đá chẻ. Ngoài ra, điều thú vị đó là nhà máy hiện tại rất kiên cố, có kiến trúc hài hòa với thiên nhiên. Nó tựa như 1 biệt thự để nghỉ dưỡng chứ không hề mang dáng dấp của 1 công xưởng. Anh Đinh Viết Hòa cũng cho hay “cho dù hiện tại thì nhà máy cũng đã được áp dụng công nghệ hiện đại, cán bộ, nhân viên quản lý, vận hành cũng đã được trẻ hóa nhưng những gì thuộc “dấu xưa” thì vẫn luôn được chúng tôi lưu giữ. Ngoài 1 số thiết bị và 1 trong 2 tổ máy đầu tiên đã được vận chuyển ra Hà Nội để trưng bày trong nhà truyền thống của tập đoàn điện lực VN. Thì tổ máy còn lại và 1 số thiết bị cùng vật liệu nhỏ khác chúng tôi đang lưu giữ, trưng bày trong khuôn viên nhà máy”.

Ngày nay, mỗi năm nhà máy thủy điện Ankroet đã đón cả ngàn lượt du khách đến tham quan. Do đặc thù, nhà máy sẽ không tiến hàng nâng công suất nữa. “Chúng tôi dự kiến sẽ xây dựng nơi đây thành điểm đến du lịch, phục vụ cho du khách tham quan, tìm hiểu về nhà máy thủy điện xưa nhất Việt Nam, có tuổi đời hơn 70 năm hiện vẫn còn hoạt động”, anh Hòa nói.

Facebook Comments Box
Bài viết liên quan
Chat Facebook
Gọi điện