Trong thời gian trước, toàn bộ cộng đồng mạnh nói chung cảm thấy khốn khổ vì tình trạng cáp quang AAG bị đứt liên tục mà nguyên nhân bị đứt khá nực cười đó là cáp mập cắn đứt cáp. Thời gian sử chữa cáp như vậy ít nhất cũng phải lên tới 1 tuần. Nó gây nhiều khó chịu và bực bội cho người dùng khi sử dụng mạng.
Tuy nhiên, gần đây thông tin về quá trình lắp đặt và đưa vào sử dụng cáp quang APG nổi lên nhanh chóng. Điều đó giúp người dùng tạm thời xua tan lỗi lo về tốc độ truyền tải chậm. Vậy cáp quang AAG và APG có điểm gì khác nhau? Hãy cùng EvnBamBo tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Cáp AAG ( Asia – America Gateway)
AAG là tuyến cáp quang biển xuyên lục địa chó chiều dài hơn 20.000km kết nối Đông Nam Á tới đất liền của Mỹ – đúng như những gì nói lên ở tên đầy đủ của nó.
Tuyến cáp này đóng vai trò chính yếu của Đông Nam Á nói chung và của Việt Nam nói riêng. Vì đây chính là tuyến cáp quang duy nhất để truyền tải kết nối trực tiếp từ Việt Nam tới Mỹ – Nơi vận hành máy chủ của các trang mạng xã hội, tìm kiếm lớn trên thế giới như Google, Facebook, Youtube,… Hiện tại thì các nhà mạng của Việt Nam đều đang khai thác và sử dụng tuyến cáp này như FPT, Viettel, VNPT…
Cáp AAG được đưa vào hoạt động từ tháng 11/2009 với tổng số vốn đầu tư lên tới gần 600 triệu USD. Nó có tổng dung lượng lên tới 2 Tb/s. Tuyến cáp này có điểm cập bờ cốt lõi tại Mersing (Malaysia), Changi (Singapore), Sri Racha (Thái Lan), Tungku (Bruney), Vũng Tàu (Việt Nam), Currimao (Philippinnes), South Lantau (Hong Kong), Guam (Mỹ), Hawaii (Mỹ)…Tuyến AAG ở Việt Nam tọa lạc ở Vũng Tàu, nằm trong đoạn S1 có chiều dài 314 km.
Cáp APG (Asia – Pacific Gateway)
Với sự đầu tư mạnh mẽ của các nhà cung cấp dịch vụ internet hàng đầu Việt Nam như FPT, Viettel, VNPT cà CMC thì tuyến cáp APG đã được đi vào hoạt động. Đây là tuyến cáp quang biển mới và hứa hẹn sẽ mang lại hiệu suất và lợi ích tối ưu cho chất lượng dịch vụ Internet đến cho người dùng.
Độ dài của tuyến cáp này đạt mức 10.400km được nối từ Singapore, Malaysia qua Đà Nẵng (Việt Nam) tới Nhật Bản và Hàn Quốc. 4 năm là khoảng thời gian tiêu tốn cho quá trình đầu tư, triển khai và hoàn thành xây dựng công trình này.
APG dự kiến có thể đạt băng thông tốc độ tối đa 54 Tb/s (gấp gần 20 lần so với mức 2,88 Tb/s tối đa của AAG) – lưu lượng được ghi nhận là lớn nhất đứng đầu đang hoạt động tại khu vực châu Á. Khi đi vào hoạt động, chắc chắn APG sẽ giúp đảm bảo nhiều điều kiện kết nối thuận lợi hơn để phát triển nhiều khía cạnh giao thoa tốt hơn với nền kinh tế lớn trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông.
Khả năng thay thế dự phòng cho các kênh quốc tế đang hoạt động hiện nay cũng được củng cố nhờ sự có mặt của APG, tính cả đến tuyến cáp quang biển AAG thường xuyên bị trục trặc bởi hàng loạt các sự cố như đã đề cập. APG được kỳ vọng sẽ cải thiện được lưu lượng sử dụng quốc tế ổn định hơn, không bị trì trệ.
Được biết, chỉ riêng trong năm 2016, tuyến cáp AAG trước đó đã bị đứt tới 3 lần, gần đây nhất là chiều 2/8 do ảnh hưởng từ cơn bão Nida trên Biển Đông. Sau hơn 3 tuần, hậu quả mới được khắc phục hoàn toàn.
Trên đây, EvnBamBo đã giúp các bạn phân biệt 2 tuyến cáp quang biển APG và AGG. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn.
Một số thương hiệu cáp điện chính hãng tại EvnBamBo
Đại lý cấp 1 dây cáp điện Cadisun
Đại lý dây cáp điện Cadivi miền Bắc