Đấu dây điện sống là gì? Đấu dây điện sống như thế nào? Nó có nguy hiểm không?… Đây là câu hỏi mà nhiều người phân vân đang đi tìm đáp án. Bài viết sau đây, EvnBamBo sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên tắc khi đấu dây điện sống, cùng cách đấu dây điện sống an toàn, không bị điện giật. Bài viết này các bạn nên tham khảo chứ không nên áp dụng bởi phương pháp đấu dây điện sống tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và nó thường được các thợ điện chuyên môn cao thực hiện.
Cách đấu dây điện sống
Đấ dây điện sống là gì?
Đấu điện sống là cách đấu dây hiện, công tắc điện mà không cần phải tắt đi nguồn điện. Đây là cách đấu dây điện nhanh nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm điện giật. Vì thế chỉ có những thợ điện có chuyên môn cao mới thực hiện.
Khi nào cần đấu dây điện sống
Khi hệ thống điện gặp phải sự cố nhưng chúng ta không thể ngắt nguồn điện tổng do nhiều lý do để sửa chữa. Trong tình huống bắt buộc đó, chúng ta cần thực hiện đấu dây điện sống để tránh ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống đang được vận hành.
Ví dụ: trong một xí nghiệp sản xuất trên dây chuyền, khi hệ thống điện gặp sự cố khiến 1 công đoạn nào đó không thể hoạt động tiếp tục. Điều đó ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình và gây thiệt hại lớn. Trong trường hợp này bắt buộc bạn phải đấu dây điện sống.
Tuy nhiên cách này vô cùng nguy hiểm, là phương án bất đắc dĩ. Nếu có thể bạn nên thực hiện vào ban đêm và ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn.
Những lưu ý khi đấu dây điện sống
- Nắm vững những nguyên tắc an toàn điện. Chuẩn bị đầy đủ trang bị, thiết bị bảo hộ khi sửa điện như: găng tay cao su, kìm điện, kìm cắt, tua vít có vỏ bọc cách điện, bút thử điện,…
- Dây dẫn điện, nguồn điện cho dù có công suất lớn hay nhỏ thì đều có thể phóng điện, phát hồ quang điện gây nguy hiểm. Chính vì thế, bất kỳ dòng điện nào khi đấu sống bạn cũng cần phải ngắt CB nguồn của dây cần đấu để vừa đản bảo an toàn lại vừa không ảnh hưởng tới các dây truyền điện khác.
- Nếu các bạn không được cắt nguồn điện thì lúc này bạn có thể đấu sống các thiết bị điện cho phép như: bóng đèn, thay CB nhanh, thay tụ bù,… Còn khi cần thay hoặc đấu điện cho các thiết bị điện các dòng điện phức tạp hơn thì bạn cần sử dụng máy phát điện để cung cấp cho nguồn điện đó rồi cắt nguồn điện cần đấu để đảm bảo an toàn.
- Chỉ nên đấu nối có điện, nhưng không tải hoặc tải rất nhỏ.
- Khi thực hiện đấu điện sống, bạn cần phải cách ly cơ thể bạn hoàn toàn với những vật mang điện trung tính
- Ngoài ra, nếu có thể thì bạn cũng cần có người đứng trực tiếp ngay cạnh để hỗ trợ khi gặp sự cố.
Đấu dây điện thì đấu dây lạnh hay dây nóng trước
Nhiều người nghĩ là đấu dây nào cũng được nhưng đây hoàn toàn sai lầm. Khi đấu dây điện sống, bất kể điện AC hay DC thì cũng cần phải tuân thủ đúng kỹ thuật. Phải đứng đúng tư thế, đứng nơi khô ráo, khôngđược tiếp đất và đặc biệt không được đụng vào người khác,… Luôn luôn nhớ là phải đấu dây nóng trước, dây lạnh sau. Còn khi tháo thì làm ngược lại dây lạnh trước, dây nóng sau.
Xác định dây nóng – dây lạnh
Cách 1: khi dây điện hở, bạn có thể sử dụng bút thử điện: đèn ở bút tử điện chỉ có thể sáng khi ta tiếp xúc trực tiếp với dây pha (dây nóng). Nếu thử cả 2 dây đèn đều sáng khi tiếp xúc với bút thử điện thì nguồn điện đó có vấn đề. Bạn cần phải kiểm tra lại nguồn điện đó và ngắt nguồn điện ngay để tránh gây nguy hiểm cho mọi người.
Cách 2: xác định dây nóng, dây lạnh khi không có bút thử điện hoặc không thể cắt dây thử:
- Tái chế volta: Sử dụng đài cassette mini của Trung Quốc. Mình hàn dây dương cả mic radio ra ngoài còn dây ra loa mình lấy chiếc đồng hồ Volta kế 220Vcủa ổn áp bị hỏng, tháo con điện trở đi nối trực tiếp vào. Sau đó mình thử đưa đầu dây tín hiệu micro kia vào gần dây dương 220v thì kim đồng hồ nhích dần vì xung quanh dây dẫn sẽ phát ra 1 điện trường nhỏ, ta khuyếch đại lên tín hiệu đó lên là dây âm hay dương nên không cần chọc hoặc tước vỏ dây để ứng dụng làm máy dò dây âm tường với mạch khuyếch đại nhạy hơn.
- Sử dụng bóng đèn trong 220V AC (bóng đèn dây tóc), 1 đầu nối với dây nóng bạn đã biết, đầu kia nối với cây kim nhọn (cách điện càng tốt). Cứ vậy chọt, khi nào đèn sáng thì đó là dây nguội. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng đồng hồ để đo cũng được.
Lưu ý: cách này chỉ sử dụng dành cho điện áp 1 pha gia đình (điện 3 pha 2 dây nóng thành 380V).
Các bước nối dây dẫn điện
Nếu bạn muốn nối dây điện bị đứt hoặc cần nối cho sợi dây điện dài ra thì bạn cần dùng tới mối nối thẳng. Thực hiện như sau:
- Bóc lớp vỏ cách điện
- Cạo sạch lớp vỏ cách điện và lưu ý không làm ảnh hưởng tới lõi để khi nối dây điện không làm nó bị đứt
- Bẻ gập lõi và đan xoắn chúng lại với nhau
- Bọc vỏ cách điện
- Cuối cùng là tiến hành kiểm tra
Trong trường hợp bạn muốn chia thêm nhánh trên dây điện thì bạn phải sử dụng mối nối phân nhanh. Nó được thực hiện theo các bước sau:
- Đầu tiên thì bạn cũng cần phải bỏ lớp cách điện và cạo sạch lõi
- Tiếp đến, tiến hành đan lõi. Vì là dây phân nhanh nên lõi của nó rất nhiều, bạn cấn phải đan lõi lại với nhau rồi sau đó xoắn thành 07 – 08 vòng.
- Cuối cùng, bạn tiến hành bọc vỏ cách điện rồi kiểm tra
Nối dây điện với các thiết bị, đồ dùng điện thì bạn cần sử dụng mối nối bắt vít. Bạn thực hiện như sau:
- Bóc lớp vỏ cách điện và cạo sạch lõi
- Sau đó, bẻ cong và xoắn lõi lại thành vòng tròn
- Cuối cùng cho ốc vít vào vòng tròn của lõi dây điện rồi xoắn chặt ốc vít lại
Trên đây là những thông tin về cách đấu dây điện sống, những lưu ý cần thiết khi bắt buộc phải đấu sống dây điện. Cùng với đó là các bước để thực hiện nối dây dẫn điện, khi nối xong bạn cần đảm bảo các mối nôi phải có độ tiếp xúc tốt và độ bền cơ học cao. Đồng thời cách cách điện an toàn và đẹp măt. Hi vọng bài viết này mang lại những thông tin hữu ích cho bạn
Tham khảo một số thương hiệu dây điện uy tín tại EvnBamBo