Cáp chống cháy là gì? Cách phân biệt và lựa chọn cáp chống cháy

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại dây cáp điện từ cáp hạ thế, cáp trung thế, cáp ngầm, cáp nhôm,cáp chống cháy… Mỗi loại cáp đều được sử dụng phù hợp với mục đích, các công trình khác nhau. Cáp chống cháy là gì? Nó có công dụng gì? Cáp chống cháy giúp hạn chế khả năng cháy nổ và giảm thiểu độc hại của sản phẩm cháy như khói, các chất độc…

Cáp chống cháy là gì

Cáp chống cháy là gì?

Cáp chống cháy (Fire resistant cable): không có nghĩa là cáp không bị cháy hay giúp chống cháy mà có có đặc tính khó cháy, hạn chế cháy lan. Và đặc biệt khi bị cháy vẫn có thể dẫn điện được bình thường trong 1 khoảng thời gian nhất định nào đó theo cấp độ mà tiêu chuẩn quy định.

Cáp chống cháy được sản xuất bằng chất rắn được tôi nhẵn hoặc lõi đồng được bện. Trước đây, vỏ cáp chống cháy làm từ nhựa tổng hợp PVC. Nhưng do khi lớp vỏ bị cháy sẽ tạo khí thải độc hại ra môi trường gây nguy hiểm tới tính mạng nên các nhà sản xuất đã thay đổi cho an toàn hơn. Hiện nay, vỏ của cáp chống cháy được làm từ những chất liệu ít khói và không cho ra khí độc.

Ví dụ:

  • Theo tiêu chuẩn IEC 60331 cáp cần chịu được điêu kiện cháy ở nhiệt độ 750 độ C trong thời gian ít nhất lên tới 90 phút.
  • Theo tiêu chuẩn CNS 11174: Điều kiện cháy ở nhiệt độ 840 độ C trong 30 phút.
  • Tiêu chuẩn BS 6387 loại A: Chống cháy ở điều kiện nhiệt độ 650 độ C trong 3 giờ.
  • Tiêu chuẩn BS 6387 loại B: Chống cháy ở điều kiện nhiệt độ 750 độ C trong 3 giờ.
  • Tiêu chuẩn BS 6387 loại C: Chống cháy ở điều kiện nhiệt độ 950 độ C trong 3 giờ.
  • Tiêu chuẩn BS 6387 loại W: Chống cháy khi có nước ở điều kiện nhiệt độ 650 độ C trong 15 phút. Sau đó chịu được thêm 15 phút nữa khi có nước phun tác động lên cáp.
  • Tiêu chuẩn BS 6387 loại X: Chống cháy khi có lực va chạm tác động ở điều kiện nhiệt độ 650 độ C trong 15 phút.
  • Tiêu chuẩn BS 6387 loại Y: Chống cháy khi có lực va chạm tác động ở điều kiện nhiệt độ 750 độ C trong 15 phút.
  • Tiêu chuẩn BS 6387 loại Z: Chống cháy khi có lực va chạm tác động ở điều kiện nhiệt độ 950 độ C trong 15 phút.

Phân loại cáp chống cháy

Phân loại cáp chống cháy

  • Cáp chống cháy có 2 loại thông dụng là FR-CV: Cu/Mica/XLPE/FR-PVC – cáp chống cháy loại thường có vỏ ngoài là FR-PVC và FR-CL.
  • Cu/Mica/XLPE/LSFH – cáp chống cháy ít khói không độc có vỏ ngoài là LSFH

Công dụng của cáp chống cháy

Cáp chống cháy thường được ứng dụng trong những công trình có tầm cỡ và đòi hỏi tính an toàn cao như: các trung tâm thương mại,chung cư, tòa nhà, khu resort, sân bay… Ở những quốc gia phát triển thì cáp chống cháy được sử dụng nhiều trong hệ thống điện công trình (nhất là trong hệ thống thoát hiểm, hệ thống báo cháy, hệ thống điện chính…).

Cáp chống cháy thường được sử dụng trong các hệ thống như:

  • Hệ thống báo cháy
  • Hệ thống phun nước chữa cháy,
  • Thiết bị dò tìm và thoát khói,
  • Hệ thống đèn báo nguy khẩn cấp và lối báo thoát hiểm

Các thương hiệu cáp chống cháy được ưa chuộng hiện nay

Dây cáp điện Cadisun

Dây cáp điện Cadivi

Dây cáp điện Trần Phú

Cấu tạo – tính năng của cáp chống cháy

Cấu tạo của cáp chốn cháy

Cáp chống cháy có lõi dẫn được bảo vệ bằng băng chắn lửa và được cách điện bằng lớp chất nhiệt rắn ít khói không Halogen hoặc XLPE. Các lõi được đặt cùng nhau và bảo vệ bằng vỏ bọc chất liệu ít khói không Halogen được bọc thép quanh dây cáp. Với các loại cáp nhiều lõi hoặc dây dẫn bằng nhôm với các cáp đơn và cuối cùng là lớp bảo vệ bằng lớp vật liệu ít khói không Halogenbeen ngoài.

Cáp chống cháy có cấu tạo gồm: lõi dẫn bằng đồng, lớp cách điện Mica chống cháy, lớp cách điện XLPE lớp vỏ bảo vệ bên ngoài LSZH.

Các cáp không có lớp giáp bảo vệ không có lớp đệm bên trong và lớp bọc thép. Vỏ bọc của nó ít khói Halogen của loại cáp này chống được tia cực tím. Loại cáp FR có điện áp 600/1000V và được sản xuất theo BS 7211 (dây dẫn lõi đơn), IEC 60502 (không có giáp), và BS 7846 (có giáp).

  • Dây dẫn lõi đơn : 1C x 1.5mm2 tới 1C x 1000mm2
  • Dây có giáp:  1C x 10mm2 tới 1C x 1000mm2, 2C x 1.5mm2 tới 4C x 500mm2
  • Dây không giáp: 1C x 1.5mm2 tới 1C x 1000mm2, 2C x 1.5mm2 tới 4C x 500mm2

Cáp chậm cháy

Cáp chậm cháy là gì

Cáp chậm cháy (Flame retardant cable): là loại cáp thông thường nhưng nó có thêm đặc tính khó cháy, hạn chế cháy lan như những loại cáp thông thường. Nhưng khi bị cháy thì nó vẫn bị chập điện và ngắn mạch như cáp thường.

Ví dụ:

  • Theo tiêu chuẩn CNS 11175: Cáp có đường kính ngoài ≤ 15mm, cấp chịu nhiệt là 300 độ C trong 15 phút và cáp có đường kính ngoài > 15mm, cấp chịu nhiệt 380 độ C trong 15 phút.
  • Theo tiêu chuẩn IEC 60332-1: Thử nghiệm lan truyền ngọn lửa theo phương thẳng đứng đối với dây đơn và cáp đơn cách điện. Khoảng cách cháy xém của vỏ bọc đo được từ đầu kẹp xuống phía dưới ≥ 50mm. Nếu áp dụng tiêu chuẩn IEEE 383 thì phần cháy không lan lên đỉnh.
  • Theo tiêu chuẩn IEC 60332-3-22 Loại A: thử nghiệm này đòi hỏi vỏ bọc cáp được làm từ vật liệu không chứa kim loại tương đương với 7l/m được xếp lại thành bó trong khoảng thời gian là 40 phút.
  • Theo tiêu chuẩn IEC 60332-3-23 Loại B: thử nghiệm này đòi hỏi vỏ bọc cáp được làm từ vật liệu không chứa kim loại tương đương với 3.5l/m được xếp lại thành bó trong khoảng thời gian là 40 phút.
  • Theo tiêu chuẩn IEC 60332-3-24 Loại C: thử nghiệm này đòi hỏi vỏ bọc cáp được làm từ vật liệu không chứa kim loại tương đương với 1.5l/m được xếp lại thành bó trong khoảng thời gian là 40 phút.

Mục đích sử dụng của cáp chống cháy và cáp cháy chậm là để đảm bảo an toàn cho con người, giảm tỉ lệ tai nạn khi hỏa hoạn cũng như thiệt hại về tài sản cho chủ công trình. Nó đong vai trò vô cùng quan trong trong việc phòng chống chảy nổ, những tai nạn cả về người lẫn tài sản.

Với quy tắn an toàn trong hệ thống điện hiện nay thì việc sử dụng các loại cáp chống cháy là vô cùng quan trọng. Qua bài viết này, hi vọng bạn sẽ có được thêm những kiến thức hữu ích cho mình.

Facebook Comments Box
Bài viết liên quan
Chat Facebook
Gọi điện