Dây & cáp điện Cadisun – Chất lượng ISO 9001:2015

Tiêu chuẩn ISO 9001 là gì?

Trước khi tìm hiểu về ISO 9001:2005 thì chúng ta cần biết ISO là gì và ISO 9001 là gì. Sau đây, chúng tôi sẽ giúp cho các bạn có thể nắm được sơ qua về tiêu chuẩn ISO.

ISO là gì?

ISO chính là tên viết tắt của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization). Đây chính là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra những tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới.

ISO được thành lập vào ngày 23/2/1947. Trụ sở của Ban thư ký ISO được đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Tới năm 2018 thì ISO đã có 161 quốc gia thành viên (national standards bodies).

Việt Nam đã gia nhập ISO vào năm 1977 và là thanh viên thứ 77 của tổ chức này.

ISO – tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế là 1 tổ chức độc lập, phi chính phủ.

Tổ chức này có nhiệm vụ là xây dựng và ban hành những tiêu chuẩn. Những tiêu chuẩn này thông thường sẽ trở thành luật định thông qua những hiệp định hay các tiêu chuẩn quốc gia. Vì thế, tiêu chuẩn ISO ban hành có hiệu lực được áp dụng trên toàn thế giới.

ISO đã ban hành được khoảng 20.000 tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn này bao gồm tất cả mọi thứ từ sản phẩm sản xuất, công nghệ tới an toàn thực phẩm, nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe.

Nguồn:  www.vi.wikipedia.org

Tiêu chuẩn ISO 9001 chính là một trong những bộ tiêu chuẩn do tổ chức ISO ban hành.

ISO 9001 là gì?

ISO 9001 là 1 phần của ISO 9000, đây chính là một trong những tiêu chuẩn phổ biến trên toàn thế giới.

Cho tới năm 2020 thì tiêu chuẩn mới nhất của ISO 9001 là phiên bản ISO 9001:2015. Đây là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức ISO phát triển và ban hành vào 24/09/2015 (phiên bản ban đầu được ban hành vào năm 1987).

ISO 9001 đã đưa ra những yêu cầu được sử dụng như 1 tiêu chuẩn để áp dụng vào hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này cũng được ứng dụng để đánh giá chứng nhận phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng của 1 tổ chức.

Các phiên bản của tiêu chuẩn ISO 9001

ISO 9001:1987 Quality systems – Model for quality assurance in design/development, production, installation and servicing. (Quản lý chất lượng – mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế/ triển khai, sản xuất lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật).

(Đã hết hạn)

ISO 9001:1994 Quality systems – Model for quality assurance in design, development, production, installation and servicing (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:1996 Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật).

(Đã hết hạn)

ISO 9001:2000 Quality management systems – Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2000 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu).

Đã hết hạn

ISO 9001:2008 Quality management systems – Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2008 Quản lý chất lượng – các yêu cầu).

(Đã hết hạn)

ISO 9001:2015 Quality managemeint systems – Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2015 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu).

Tiêu chuẩn ISO 9001 – phiên bản 2015

ISO 9001:2015 được thay thế cho ISO 9001:2008. Đây chính là tiêu chuẩn được quốc tế công nhận cho việc quản lý chất lượng của các doanh nghiệp. Áp dụng cho các quá trình tạo ra và kiểm soát các sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức cung cấp và quy định kiểm soát. Có hệ thống các hoạt động để đảm bảo rằng các nhu cầu và mong đợi của khách hàng được đáp ứng.

ISO 9001:2015 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 15/09/2015

Điểm cải tiến thứ nhất của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 so với những phiên bản cũ là việc tiếp cận tư duy dựa trên rủi ro.

Tư duy này đã giúp cho tổ chức xác định được các yếu tố có thể chính là nguyên nhân làm cho quá trình cùng hệ thống quản lý của tổ chức chệc khỏi két quả được hoạch định. Doanh nghiệp có thể đưa ra những kiểm soát phòng ngừa rủi ro và từ đó có cơ hội để cải tiến.

Thay đổi thứ 2 đó chính là thay đổi những nguyên tắc quản lý chất lượng, bao gồm:

  • Hướng vào khách hàng
  • Sự lãnh đạo
  • Sự tham gia của mọi người
  • Tiếp cận theo quá trình
  • Cải tiến
  • Quyết định dựa trên bằng chứng
  • Quản lý mối quan hệ

Các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Danh sách các điều khoản trong ISO 9001:2015

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có cấu trúc HLS – cấu trúc cấp cao (High Level Structure). Cấu trúc này hiện đang được áp dụng cho tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý bao gồm ISO 9001; ISO 14001; ISO 22000; ISO 45001,…

Với việc áp dụng chung cấu trúc như vậy có 2 điểm lợi thế như sau:

  • Thứ nhất: các thuật ngữ, định nghĩa và cấu trúc có thể sử dụng được cho tất cả các tiêu chuẩn.
  • Thứ 2: các dòng tiêu chuẩn sẽ được đồng nhất và có thể dễ dàng tích hợp khi áp dụng thực hiện và chứng nhận.

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 với bố cục được chia thành 10 phần.

Các yêu cầu của ISO 9001:2015 được nêu trong 7 điều khoản, từ điều khoản 4 tới điều khoản 10. Chi tiết như sau:

Cấu trúc của ISO 9001:2015 trong chu trình PDCA

PDCA trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Các điều khoản 4 tới 10 được minh họa bằng mô hình tiếp cận theo quá trình và chu trình PDCA như sau:

Điều khoản tiêu chuẩn ISO 9001:2015

P-D-C-A-with-ISO-9001-2015-2-1

Những điểm cần lưu ý của tiêu chuẩn ISO 9001:2015

  1. ISO 9001:2015 tuân theo cấu trúc HLS mới

Cấu trúc bao gồm 10 điều khoản chính thay vì 8 điều khoản như trước.

  1. Sự thay đổi về các thuật ngữ

Thay đổi về thuật ngữ ISO 9001:2015

Một vài thuật ngữ trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đã được thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của kinh tế và xã hội.

Chi tiết những lưu ý về các thuật ngữ này xem ở phần cuối của tiêu chuẩn ISO 9001 – 2015

  1. ISO 9001:2015 không yêu cầu sổ tay chất lượng

Trong ISO 9001: 2015 sổ tay chất lượng không phải là 1 yêu cầu bắt buộc. Nhưng sổ tay chát lượng vẫn là 1 tài liệu cần thiết của tổ chức.

  1. Các điều khoản loại trừ

Trong ISO 9001-2015, doanh nghiệp có thể loại trừ bất kỳ điều gì. Nếu như tổ chức chứng minh được rằng nó không ảnh hưởng tới việc cung cấp các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

  1. ISO 9001:2015 chỉ còn 7 nguyên tắc quản lý chất lượng

ISO 9001:2015 đã không áp dụng nguyên tắc tiếp cận theo hệ thống. Nó tiếp cận theo quá trình, thay đổi nguyên tắc hợp tác cùng có lợi với nhà cung cấp thành quản lý các mối quan hệ.

  1. Bối cảnh của tổ chức

Tiêu chuẩn này yêu cầu doanh nghiệp cần có “bối cảnh” bên trong và bên ngoài. Xác định được rõ nhu cầu của các bên quan tâm. Để từ đó, doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro ảnh hưởng tới mình.

  1. Vai trò lãnh đạo

Vai trò lãnh đạo trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được để cao hơn. Cụ thể:

  • Bỏ đi vị trí Đại diện lãnh đạo. Lãnh đạo không được quản lý gián tiếp thông qua đại diện lãnh đạo.
  • Lãnh đạo cần chịu trách nhiệm cao nhất về hiệu lực của hệ thống quản lý chính mình.
  • Lãnh đạo cần phải tham gia, chỉ đạo đồng thời hỗ trợ cho các cá nhân đóng góp vào hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng.
  • Lãnh đạo cần thúc đảy việc sử dụng cách tiếp cận quá trình và tư duy dựa trên rủi ro.
  1. Tư duy dựa trên rủi ro

Tư duy quản lý rủi ro ISO 9001:2015

ISO 9001:2015 đã đưa ra yêu cầu doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cần phải dựa theo bối cảnh của tổ chức. Doanh nghiệp cần xác định những rủi ro và cơ hội phải được giải quyết để:

  • Đảm bảo đạt được các kết quả như dự kiến
  • Ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động không mong muốn
  • Đạt được sự cải thiện liên tục
  • Doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc xác định và giải quyết rủi ro.
  1. Hoạch định sự thay đổi

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đã nêu ra những yêu cầu khi mà doanh nghiệp về việc có kế hoạch cho sự thay đổi. Doanh nghiệp cần phải cẩn thận hơn trong việc thay đổi hệ thống quản lý của mình. Việc thay đổi này không được phá vỡ cấu trúc của doanh nghiệp

  1. Tri thức

Theo điều 7.1.6, tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đã yêu cầu tổ chức cần xác định các tri thức cần thiết của doanh nghiệp. Tri thức của tổ chức là những bí kíp, kinh nghiệp của tổ chức về lĩnh vực, sản phẩm, công nghệ của doanh nghiệp.

 Những thay đổi lớn của ISO 9001:2015 so với phiên bản ISO 9001:2008

Để được hiểu rõ hơn về những điểm khác biệt của ISO 9001 trong phiên bản 2015 so với phiên bản ISO 9001:2008 doanh nghiệp có thể tham khảo thêm những thông tin dưới đây:

ISO-9001-2015-0001 ISO-9001-2015-0002 ISO-9001-2015-0003 ISO-9001-2015-0004 ISO-9001-2015-0005 ISO-9001-2015-0006 ISO-9001-2015-0007

Dây & cáp điện Cadisun khẳng định chất lượng ISO 9001:2015

Cadisun tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Các sản phẩm dây và cáp điện Cadisun đều được sản xuất trong quy trình khép kín với đội ngũ kỹ sư cùng công nhân vận hành được đào tạo bài bản. Cùng với việc đầu tư trang thiết bị dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu trên thế giới như Nhật, Đức, Ý,…  Tại 3 nhà máy chuyên sản xuất các dòng sản phẩm chủ lực đó là: dây điện dân dụng, dây cáp điện hạ thế, trung thế,… Vì thế, không những chất lượng đầu ra được đảm bảo, mà toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng cũng như được tối ưu, cải tiến liên tục.

Chính vì vậy, công ty cổ phần dây cáp điện Thượng Đình đã đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Hiện nay, Cadisun đã trở thành thương hiệu uy tín, chất lượng với người tiêu dùng. Các sản phẩm của Cadisun đã được ứng dụng trong nhiều công trình dân dụng, các công trình quốc gia, sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp, các tòa nhà, công trình,…

Ngoài Cadisun ra thì còn một số thương hiệu khác cũng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015 như:

Dây cáp điện Cadivi

Dây cáp điện Goldcup

Facebook Comments Box
Bài viết liên quan
Chat Facebook
Gọi điện