Nhiều doanh nghiệp hiện đang đau đầu vì chi phí tiền điện đóng mỗi tháng, hãy nghĩ ngay tới điện năng lượng mặt trời. Từ khi Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg và Thông tư 16/2017/TT/BTC của Bộ Công thương có hiệu lực, hệ thống điện năng lượng mặt trời đã được phép đấu nối vào lưới điện quốc ra và bù trừ điện năng tiêu thụ thông qua công tơ điện 2 chiều. Việc này sẽ giúp cho tính hiệu quả của hệ thống điện năng lượng mặt trời gia tăng mạnh. Chi phí đầu tư giảm đi, hiệu quả cùng tuổi thọ của hệ thống tăng lên do không cần tới ắc quy lưu trữ. Nhưng, không phải doanh nghiệp nào cũng cập nhật được thông tin mới và đáng chú ý này. Đừng bỏ qua bài viết này, vì bạn sẽ lỡ mất cơ hội để giảm chi phí cho doanh nghiệp, chậm trễ trong việc đưa doanh nghiệp tiếp cận với nguồn năng lượng sạch, hiện đại, năng lượng văn minh, thân thiện. Đồng thời nâng cao hình ảnh doanh nghiệp và thể hiện sự thức thời đối với công nghệ mới.
Giảm được tới hơn 50% chi phí tiền điện mỗi tháng, thu hồi tiền đầu tư chỉ sau khoảng 3.5 năm. Đồng thời có thể sử dụng điện mặt trời miễn phí từ 20 tới 25 năm sau đó,… Đây chính là những lợi ích to lớn khi hệ thống điện năng lượng mặt trời được hòa lưới. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể biết và tận dụng được.
Lợi ích doanh nghiệp được hưởng từ điện năng lượng mặt trời
Theo như Quyết định mới nhất số 13/2020/QT-TTg, thay thế quyết định 11/2017/QD-TTg, hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới áp mái hoạt động theo nguyên tắc sau:
Nếu điện mặt trời thiếu => hệ thống tự lấy lưới điện bù vào (công tơ đếm điện vào). Chủ hệ thống chỉ phải trả tiền cho lượng điện đã lấy thêm.
Nếu như điện mặt trời thừa => hòa lượng điện dư thừa lên lưới điện thông qua công tơ điện 2 chiều (công tơ đếm điện ra), và EVN sẽ có trách nhiệm mua lại lượng điện dư thừa với giá là 1.943 đồng/kWh.
Đây chính là nguyên tắc chung, trên thực tế nó sẽ tùy thuộc vào trường hợp áp dụng là điện sinh hoạt, điện kinh doanh hay điện sản xuất. Tùy theo loại công tơ sử dụng là 1 mức gia hay 3 mức giá và nó còn tùy thuộc vào điện áp cấp.
Sau đây, EvnBamBo xin ví dụ về 1 doanh nghiệp A đang mua điện từ lưới điện quốc gia. Theo nhóm điện kinh doanh và thuộc đối tượng áp dụng công tơ 3 mức giá (giờ cao điểm, giờ thấp điểm và giờ bình thường) để làm rõ được lợi ích của riêng nhóm khách hàng này.
Giả sử như doanh nghiệp A tiêu thụ trung bình mỗi tháng 4.000 kWh điện (4000 số điện), phân bổ vào 3 khung giờ thấp điểm – bình thường – cao điểm lần lượt là 10% – 60% – 30%. Hóa đơn tiền điện mỗi tháng đều dựa trên bảng giá điện được cập nhật sau ngày 20/03/2020 được tính như sau:
Như vậy thì mỗi táng doanh nghiệp A phải chi trả hơn 12.5 triệu đồng tiền điện, với đơn giá trung bình là 3.138 đông/ kWh.
Nếu như doanh nghiệp A quyết định đầu tư một hệ thống điện năng lượng mặt trờ có sản lượng trung bình mỗi tháng là bao nhiêu?
Theo như quy định của EVN, các khung giờ thấp điểm – bình thường – cao điểm trong các ngày từ thứ 2 tới thứ 7 được phân bổ như sau:
Có thể thấy được, trong các khung giơ bình thường và khung giờ cao điểm (giá bán điện cao) chủ yếu rơi vào khoảng thời gian có nắng trong ngày. Như vậy, hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới sẽ tạo ra điện và giảm bớt lượng điện doanh nghiệp mua phải ở những khung giờ có giá bán điện cao nhất. Theo ước tính của EvnBamBo, khoảng 35% sản lượng của 1 hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lwois tạo ra trong ngày rơi vào khung giờ cao điểm, 65% còn lại rơi vào giờ bình thường. Nếu như sản lượng của hệ thống được doanh nghiệp tận dụng hết trong khung giờ tương ứng, thì khóa đơn tiền điện trung bình tiết kiệm được của hệ thống là 5.046 x 35% + 2.933 x 65% = 3.673 đồng/ kWh. Đơn giá này thậm chí còn lợi hơn cả giá bán điện mặt trời lại cho EVN khi thừa vào cuối kỳ là 1.943 đồng/ kWh (theo quyết đinh 13/2020/QĐ-TTg).
Lúc này, việc sở hữu hệ thống điện năng lượng mặt trờ hòa lưới có sản lượng trung bình là 2.000 kWh/ tháng, doanh nghiệp A sẽ tiết kiệm được 2.000 kWh x 3.673 đồng/kWh = 7.350.000 đồng/ tháng, tương đương với 58.2% tiền điện mà doanh nghiệp A phải mua từ điện lưới quốc gia.
Tùy theo đặc thù hoạt động, có những doanh nghiệp sử dụng nhiều điện năng vào giờ thấp điểm (ví dụ tăng ca ban đêm). Nhưng trên thực tế thì đa phần các doanh nghiệp sẽ tiêu thụ nhiều điện năng vào các khung giờ cao điểm ban ngày (khi hệ thống điện năng lượng mặt trời sản sinh ra điện). Vì thế, hệ thống này càng có cơ hội phát huy được tính hieuj quả, đặc biệt là khi thiết kế 1 cỡ suất tối ưu, phù hợp với đặc tính sử dụng và nhu cầu của doanh nghiệp trong từng khung giờ.
Nếu như doanh nghiệp A đầu tư hệ thống điện mặt trời nối lưới có công suất cao, sản lượng thường xuyên lớn hơn nhiều so với nhu cầu tiêu thụ ban ngày của doanh nghiệp. Lượng điện dư thừa sẽ được EVN mua lại với giá 1.943 VND/ kWh (áp dụng cho các dự án điện năng lượng mặt trời nối điện lưới vào trước ngày 01/01/2021).
Đơn giá này rõ ràng kém hiệu quả hơn so với việc đầu tư hệ thống có công suất vừa đủ để giảm lượng điện giá cao mua phải từ EVN. Do đó, đầu tư hệ thống công suất lớn thì hiệu quả đầu tư tính trên 1 đồng vốn bỏ ra chưa hẳn là cao.
Giá thành hệ thống điện mặt trời hòa lưới 3 pha sản lượng 2.000 kWh
Doanh nghiệp A tiết kiệm tới tới hơn 58% chi phí tiền điện mỗi tháng, tương đương với gần 7.35 triệu/ tháng (khoảng 88 triệu/ năm). Nhờ hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới có sản lượng 2.000kWh/ tháng. Nhưng chi phí đầu tư cho hệ thống này là bao nhiêu và cho tới khi nào thì có thể thu hồi vốn? Có đáng để đầu tư điện mặt trời hay không?
Để có thể tạo ra được 2.000 kWh/ tháng, chúng ta cần có 1 hệ thống có công suất dàn pin năng lượng mặt trời rơi vào khoảng 16-17 kW, sử dụng 1 inverter hòa lưới 3 pha. Cùng chúng tôi tìm hiểu hệ thống điện năng lượng mặt trời dưới đây.
Đây chính là hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới điện 3 pha, có tổng công suất giàn pin năng lượng mặt trời là 17.1 kW, bao gồm 45 tấm pin mặt trời với công suất là 380W/ tấm, công nghệ mới loại 5 bus bar, được bảo hành tới 12 tháng với tuổi thọ lên tới 25 năm.
Hệ thống này sử dụng inverter có công suất hòa lưới 15kW. Trang bị có hai bộ điều khiển MPPT, có điện áp DC cao lên tới 1000V. Những tính năng điều khiển vô cùng thông minh. Đặc biệt, đây là dòng inverter có cấp bảo vệ IP65, tức là hoàn toàn có thể lắp được ngoài trời, chịu được mưa nắng (tuy nhiên chúng tôi sẽ khuyến khích lắp đặt trong nhà).
Phối hợp với bộ điều khiển cùng các phầm mềm quản lý, dòng inverter này cho phép người dùng có thể dễ dàng điều khiển, theo dõi và giám sát hệ thống qua internet từ máy tính hoặc qua điện thoại di động.
Thông tin sản lượng cùng chi phí đầu tư của hệ thống
- Loại hệ thống: hòa lưới 3 pha
- Công suất pin năng lượng mặt trời: 17.1 kW
- Công suất hòa lưới (công suất inverter): 15kW
- Sản lượng điện trung bình mỗi ngày: 67 kWh
- Sản lượng điện trung bình mỗi tháng: 2.010 kWh (khu vực phía nam)
- Số tiền điện tiết kiệm được mỗi tháng: ~7.35 triệu đồng
- Số tiền điện tiết kiệm được mỗi năm: ~88 triệu đồng
- Tuổi thọ hệ thống: >25 năm
- Tổng chi phí đầu tư: 300 triệu đồng (đơn giá 17.5 triệu đồng / kWp)
- Thơi gian thu hồi vốn: khoảng 3.5 năm (xét cho trường hợp điện tăng giá, lạm phát cùng lãi suất là tương quan với nhau).
Như vậy, chỉ sau khoảng 3.5 năm là doanh nghiệp A đã có thể thu hồi lại toàn bộ số tiền đã đầu tư thông qua lượng điện tiết kiệm được, tương đương với tỉ suất sinh lợi gần 30%. Với tuổi thọ lên tới 25 năm, những năm tiếp theo doanh nghiệp sẽ được sử dụng năng lượng mặt trời gần như miễn phí, chỉ tốn công bảo dưỡng, bảo trì.
Lợi ích về mặt đầu tư là rõ ràng, nhưng đây không chỉ là bài toán kinh tế. Năng lượng mặt trời có tính chất hiện đại, văn minh, sạch và thân thiện đã được nhiều doanh nghiệp trên thế giới sử dụng để nâng cao hình ảnh trước đối tác, khách hàng và công chúng. Đồng thời nó thể hiện sự thức thời với công nghệ mới.
Ví dụ 2: hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới 3 công suất PV 27kWp (công suất inverter 25kW)
Cũng như hệ thống thứ nhất, hệ thống thứ 2 sử dụng cùng chủng loại inverter do SMA Solar Technology AG của Đức sản xuất. Nhưng nó có cơ công suất lớn hơn, lên tới 25kW. Dàn pin năng lượng mặt trời của hệ thống này cũng có quy mô lớn lên tới 27.36 kW.
Khi được lắp đặt trong khu vực phía Nam thì sản lượng điện trung bình mỗ ngày của hệ thống này lên tới 107 kWh, mỗi tháng đạt tới 3.210 kWh. Cũng giống như hệ thống thứ nhất, với khả năng tiết kiệm 3.673 đồng/ kWh, hệ thống điện hòa lưới 27 kWp này có thể giúp cho doanh nghiệp giảm được tới 11.8 triệu tiền điện mỗi tháng , nó tương đương với 142 triệu mỗi năm. Và với vốn đầu tư 470 triệu đồng, doanh nghiệp có thể thu hồi vốn sau 3.3 năm. Tuổi thọ của hệ thống trên 25 năm, doanh nghiệp đã gần như sử dụng điện mặt trời miễn phí trong 20 năm sau đó.
Thông tin sản lượng cùng chi phí đầu tư của hệ thống
- Loại hệ thống: hòa lưới 3 pha
- Công suất pin năng lượng mặt trời: 27.36 kW
- Công suất hòa lưới (công suất inverter): 25Kw
- Sản lượng điện mỗi ngày: 107 kWh/ ngày
- Sản lượng điện trung bình mỗi ngày: 3210 kWh/ tháng
- Số tiền tiết kiệm được mỗi tháng: khoảng 11.8 triệu đồng
- Số tiền tiết kiệm được mỗi tháng: khoảng 142 triệu đồng
- Tuổi thọ hệ thống: >25 năm
- Giá thành: 470 triệu đồng (đơn giá 17.2 triệu đồng/ kWp)
- Thời gian thu hồi vốn: 3.3 năm