Những quy định về an toàn điện dành cho doanh nghiệp

Năm 2004, Nhà nước đã ban hành ra luật điện lực bao gồm 10 chương cùng 70 điều được áp dụng cho tất cả mọi tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực, sử dụng điện hoặc có những hoạt động liên quan tới điện lực tại Việt Nam. Mục đích quan trọng nhất của bộ luật này nhằm giúp đảm bảo an toàn lao động, phòng tránh những tai nạn do điện gây ra. Trong bài viết này, EvnBamBo sẽ cung cấp các chi tiết về 7 quy định về an toàn điện dành cho doanh nghiệp nói chung và được nêu ra trong luật điện lực Việt Nam. Cùng theo dõi để biết thêm chi tiết nhé!

Quy định về an toàn điện dành cho doanh nghiệp

Khái quát về luật điện lực năm 2004

Luật điện lực Việt Nam đã được thông qua vào 03/12/2004 tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XI. Tới ngày 20/11/2012, có 25 điều trong tổng số 70 điều của Luật điện lực năm 2004 đã được Quốc hội khóa XIII sửa đổi và bổ sung.

Việc sửa đổi bổ sung có liên quan tới những tổ chức, đơn vị sản xuất, phân phối, truyền tải, giao dịch bán buôn bán lẻ cùng những đơn vị tư vấn sản xuất, truyền tải, phân phối điện.

Trong số 70 điều của Luật điện lực, dó 7 quy định về an toàn điện được áp dụng chung cho mọi cá nhân/ tổ chức đang sinh sống tại Việt Nam. Các quy dịnh này tập chung tại điều 50, 51, 52, 53, 57, 58, 59 và nó không năm trong phạm vi sửa đổi, bổ sung của luật số  24/2012/QH13.

Những quy định về an toàn điện dành cho doanh nghiệp

Quy định về an toàn điện dành cho doanh nghiệp

Điều 50: hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp

Hành lang an toàn lưới điện cao áp chính là khoảng không gian giới hạn dọc theo đường dây tải điện hoặc bao quanh trạm điện và nó được quy định cụ thể theo từng cấp điện áp

  • Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp gồm:
  • Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
  • Hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm
  • Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện

Chính phủ có quy định cụ thể về hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp

Điều 51: bảo vệ an toàn đường dây điện trên không

  • Chủ sở hữu hoặc người dùng nhà ở, công trình đã được phép tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không. Không được dùng mái hoặc bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình vào những mục đích có thể vi phạm về khoảng cách an toàn phóng điện trên không khi sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình.
  • Trước khi cấp phép cho các tổ chức, cá nhân xây dựng mới hoặc cơi nới, cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây điện trên không. Cơ quan cấp phép cần phải yêu cầu chủ đầu tư xây dựng nhà ở, công trình thỏa thận bằng văn bản với đơn vị quản lý điện lưới cao áp về các biện pháp bảo đảm an toàn đường dây dẫn điện trên không và an toàn trong quá trình xây dựng, cơi nới, cải tạo, sử dụng công trình, nhà ở này.
  • Không cho phép tồn tại nhà ở cùng công trình có người thường xuyên sinh sống và làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây điện trên không có điện áp từ 500kV trở lên. Trừ những công trình chuyên ngành, để phục vụ vận hành lưới điện đó.
  • Nghiêm cấm tiến hành mọi công việc trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không nếu như không sử dụng thiết bị, dụng cụ và phương tiện có khả năng vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp. Trong trường hợp đặc biệt, do yêu cầu cấp bách của công tác quốc phòng, an ninh, cần phải có sự thỏa thuận đối với đơn vị quản lý công trình lưới điện về các biện pháp đảm bảo an toàn cần thiết.
  • Trong những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường bộ hay đường sắt thì chiều cao tối tiểu của dây điện tại điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng thái cực đại phải ít nhất 4.5 m cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp. Trong trường hợp mà điểm cao nhất của phương tiện vận chuyển có chiều cao lớn hơn 4.5 m thì chủ của phương tiện cần liên hệ trực tiếp tới đơn vị quản lý công trình lưới điện cao cáp để thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết.
  • Trong những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường sắt cho tà điện chay. Chiều cao tối thiểu của đường dây điện tại thời điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng thái võng cực đại bằng 7.5m cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp.
  • Với những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường thủy nội địa, chiều cao tối thiểu của dây dẫn ở điểm thấp nhất khi nó ở trạng thái võng cực đại bằng với chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp. Phương tiện vận tải thuỷ khi đi qua điểm giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường thuỷ nội địa phải bảo đảm chiều cao không vượt quá chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thuỷ nội địa đó. Khoảng cách an toàn của đường dây dẫn điện trên không giao chéo với tuyến giao thông đường biển được quy định cho từng trường hợp cụ thể.
  • Khi tiến hành những công việc trên mặt đất hay dưới lòng đất ở gần hoặc trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không có khả năng ảnh hưởng tới sự vận hành bình thường của đường dây hoặc nó có nguy cơ gây sự cố, tai nạn về điện thì đơn vị thi công cần có sự thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện về các biện pháp đảm bảo an toàn cần thiết

Điều 52: bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm

  • Cấm đào hố, chất hàng hóa, đóng cọc, trồng cây, xây dựng các công trình nhà ở hay nhưng công trình khác, thả neo tàu thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm.
  • Cấm thải nước cùng các chất ăn mòn cáp, trang thiết bị vào hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm.
  • Trong trường hợp thải nước hay những chất có khả năng ăn mòn cáp khác ngoài hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm mà có khả năng xâm nhập, ăn mòn, làm hư hỏng cáp thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng nhà ở, công trình có nước, chất thải phải có trách nhiệm xử lý để không làm ảnh hưởng tới cáp.
  • Khi thi công những công trình trong đất hoặc nạo vét lòng sông, hồ vi phạm tới hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm, bên thi công phải báo trước ít nhất là 10 ngày cho đơn vị quản lý công trình lưới điện và cần thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn đường cáp điện ngầm.

Điều 53: bảo vệ an toàn trạm điện

  • Không được xây dựng nhà ở, công trình và trồng những loại cây có chiêu cao lớn hơn 2m trong hành lang bảo vệ an toàn trạm điện, không xâm phạm đường ra vào của trạm.
  • Nhà ở, công trình xây dựng gần hành lang bảo vệ của trạm điện cần đảm bảo không làm hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của trạm.

Điều 57: an toàn trong sử dụng điện cho sản xuất

  • Tổ chức, cá nhân sử dụng điện để sản xuất phải thực hiện các quy định về an toàn điện, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam.
  • Các thiết bị, hệ thống thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét, nối đất phải được kiểm tra nghiệm thu, kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường theo quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện. Sơ đồ của các hệ thống này phải đúng với thực tế và phải được lưu giữ cùng với các biên bản kiểm tra trong suốt quá trình hoạt động.
  • Trạm điện, trang thiết bị điện cao áp và đường dây cao áp nội bộ phải được lắp đặt và quản lý vận hành theo quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện.
  • Các thiết bị điện phải phù hợp với “Tiêu chuẩn Việt Nam – Thiết bị điện hạ áp – Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật” và “Tiêu chuẩn Việt Nam – Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện” để chống tai nạn điện giật.
  • Các đường dẫn điện, dây điện phải được thiết kế, lắp đặt bảo đảm mặt bằng sản xuất thông thoáng, tránh được các tác động cơ học, hoá học có thể gây hư hỏng. Không dùng các kết cấu kim loại của nhà xưởng, máy móc, đường ống kim loại để làm dây “trung tính làm việc”, trừ trường hợp đặc biệt phải có thiết kế riêng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Hệ thống điện tại các khu vực có chất dễ cháy, nổ phải được thiết kế, lắp đặt và sử dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 54 của Luật này.
  • Các thiết bị điện dùng trong khai thác khoáng sản, dụng cụ điện, thiết bị điện di động, máy hàn, điện phân, mạ điện phải phù hợp với quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn có liên quan.

Điều 58: An toàn trong sử dụng điện cho sinh hoạt, dịch vụ

  • Tổng công suất sử dụng của các trang thiết bị điện dùng trong văn phòng, phục vụ sinh hoạt và dịch vụ phải phù hợp với công suất thiết kế; dây dẫn điện phải có tiết diện và độ bền cách điện phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Không để trang thiết bị điện phát nhiệt gần đồ vật dễ cháy, nổ.
  • Các trang thiết bị điện phải được kiểm tra, bảo trì theo quy định, bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về điện và không gây nguy hiểm cho người sử dụng.
  • Tổ chức, cá nhân sử dụng điện có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn hệ thống điện của mình, kịp thời phát hiện và ngăn ngừa nguy cơ gây sự cố, tai nạn về điện.
  • Lưới điện hạ áp chỉ được xây dựng sau khi thiết kế đã được duyệt.
  • Các nhánh đường dây dẫn điện vào nhà ở, công trình phải bảo đảm các điều kiện về an toàn điện, mỹ quan và không cản trở hoạt động của các phương tiện giao thông, cứu thương, chữa cháy.
  • Trong mạch điện ba pha bốn dây, áp-tô-mát, cầu dao, cầu chì và các thiết bị đóng cắt điện khác không được đấu vào dây trung tính.
  • Trong mạch điện một pha hai dây, cầu chì và công tắc phải đấu vào dây pha, không được đấu vào dây trung tính. Khuyến khích lắp đặt áp-tô-mát, cầu dao hai cực để đóng cắt đồng thời cả hai dây.

Điều 59: Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp

  • Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là dùng nguồn điện có mức điện áp thích hợp đấu nối trực tiếp vào hàng rào, vật cản, vật che chắn của khu vực được bảo vệ (sau đây gọi chung là hàng rào điện) để ngăn cản việc xâm phạm khu vực được bảo vệ và phát tín hiệu báo động cho người bảo vệ khu vực đó biết.
  • Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp chỉ được thực hiện khi sử dụng các biện pháp bảo vệ khác không hiệu quả và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  • Hàng rào điện phải được thiết kế, lắp đặt tránh được mọi tiếp xúc ngẫu nhiên đối với người và gia súc, có biển báo nguy hiểm, không gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống điện, không gây nguy hiểm cho khu vực lân cận và môi trường sống. Người quản lý, sử dụng hàng rào điện phải được đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ về điện.
  • Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình quy định khu vực được phép sử dụng hàng rào điện.
  • Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quy định tiêu chuẩn và điều kiện sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp.

Các văn bản khác liên quan tới an toàn điện

  • Ngoài những nội dung đã được quy định cụ thể trong luật điện lực năm 2004, nhà nước cũng đã ban hành 1 số văn bản hướng dẫn thi hành luật, các quy định chi tiết về khoảng cách an toàn phóng điện, điều kiện tồn tại nhà ở trong hành lang bảo vệ lưới điện, những quy định về huấn luyện an toàn điện,…
  • Đối với những doanh nghiệp, ngoài những văn bản của Nhà nước ra thì còn có thêm những chính sách riêng, nhằm cụ thể hóa những nội dung của luật điện lực. Những chính sách này được thiết kế dựa trên đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cùng hướng tới mục đích nâng cao chất lượng của công trình điện, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản của đơn vị cũng như những tổ chức và cá nhân có liên quan.
  • Để góp phần loại trừ tối đa những nguy cơ tai nạn do điện gây ra, mỗi tổ chức, cá nhân cần tự trang bị cho mình những kiến thức liên quan tới an toàn điện. Tuyệt đối không được tham gia trực tiếp vào việc vận hành, sửa chữa các thiết bị điện nếu không có chuyên môn về cơ – điện cũng như chưa được tham gia vào những khóa học phòng tránh tai nạn do điện gây ra.

EvnBamBo là nhà phân phối dây và cáp điện nhiều thương hiệu lớn hiện nay như:

Đại lý dây cáp điện Cadisun

Đại lý dây cáp điện Cadivi miền Bắc

Đại lý dây cáp điện Goldcup

Facebook Comments Box
Bài viết liên quan
Chat Facebook
Gọi điện